Giỏ hàng

Vải Lụa Tơ Tằm là gì? Cách phân biệt lụa tơ tằm thật và lụa pha

31/10/2023
Tin tức

Lụa tơ tằm là một loại sợi tự nhiên được biến đến với độ sáng bóng, độ bền cao cùng một lịch sử kinh doanh lâu đời trên toàn thế giới. Lụa là biểu tượng của sự sang trọng bởi chi phí sản xuất cao, cảm giác mềm mại & vẻ ngoài thanh lịch. Vậy thành phần của lụa tơ tằm là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng ra sao, hãy cùng Bảo Lộc Silk tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lụa tơ tằm là gì?

Lụa tơ tằm là loại vải mỏng, có bề mặt mịn màng với thành phần chính làm từ sợi tơ tằm. Đây loại sợi tơ mảnh nhất, có tiết diện gần giống hình tam giác với độ bóng cao. Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng.

Thành phần chính của sợi tơ tằm là chất Fibroin (chiếm đến 75% tơ) được tạo ra từ quá trình nhả kén của những con tằm ăn lá dâu. Màu sắc phổ biến của sợi tơ tằm là màu vani hoặc trắng. Ngoài ra một số loại tằm sống trong tự nhiên còn nhả ra tơ màu nâu, cam hoặc xanh nhạt.

Lụa tơ tằm có thành phần chính từ Fibroin được tạo ra từ quá trình nhả kén của những con tằm ăn lá dâu

Tơ tằm có độ bền gần bằng thép & đàn hồi cao hơn 20%, là nguyên liệu để chế ra áo chống tên độc và đạn bắn. Tuy nhiên, khi bị ướt, độ bền của tơ sẽ giảm đi 20% nhưng vẫn cao hơn nhiều các loại sợi khác.

Bởi những đặc tính ưu việt cộng thêm tình trạng khan hiếm, quy trình sản xuất kỳ công, vất vả nên giá thành của lụa tơ tằm khá cao và luôn được xếp vào top những loại vải đắt đỏ nhất hành tinh.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa

Nói đến tơ tằm không thể không nhắc đến Trung Quốc - cái nôi của thứ vải xa xỉ & con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử.

Vải lụa ra đời từ 6000 năm trước tại Trung Quốc, là một thứ vải thượng hạng dùng để chống nạp cho vua chúa

  • Tại Trung Quốc, nghề dệt lụa đã có từ khoảng 6000 năm trước công nguyên. Khi đó, vải lụa được dệt xong sẽ được cống nạp cho vua chúa hoặc tầng lớp quý tộc như một vật phẩm thể hiện sự trung thành, kính trọng.
  • Về sau, lụa trở nên phổ biến hơn và được sử dụng cho trang phục đời thường. Người Trung Quốc sử dụng lụa như một hình thức tiền tệ, và giá thành được đo bằng độ dài của lụa.
  • Thế kỷ II TCN, được lệnh của vua Hán Vũ Đế, Trương Khiên đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi để kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Sau khi thành công, trên đường về ông cùng tùy tùng mang theo nhiều sản vật mà triều đình quan tâm. Bên cạnh những tuyến đường nhỏ trước đây, nhiều tuyến đường mới do Trương Kiên khám phá ra, về sau người đời gọi là Con đường tơ lụa.

Con đường tơ lụa nơi diễn ra những cuộc giao thương lớn, giúp lụa tơ tằm đến gần hơn với các nước phương Tây

  • Con đường tơ lụa to lớn bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận toàn châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Triều Tiên và Nhật Bản (Và thậm chí là ở 2 miền Bắc-Nam Việt Nam). Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay là 6.437 km.
  • Cuối cùng, sản xuất lụa cũng đã đến được Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Châu Âu và trở thành một trong những chất liệu được Hoa Kỳ vô cùng ưa chuộng vào thế kỷ XVII.
  • Tại Việt Nam, nghề dệt lụa bắt đầu vào đời Vua Hùng thứ 6 tại huyện Ba Vì. Về sau, xuất hiện thêm các làng nghề lụa khác như Hà Đông, Vạn Phúc, Mỹ Á vv... Với bề dày truyền thống, nghề dệt lụa tại các làng nghề của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và phát triển đến ngày nay.

Làng lụa Hà Đông là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước

Phân loại lụa tơ tằm

Như ở trên đã nói, tùy thuộc vào kiểu dệt mà người ta cho ra các loại lụa tơ tằm khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là ba kiểu lụa tơ tằm sau:

Vải Satin tơ tằm

Vải Satin tơ tằm

Vải satin tơ tằm (hay lụa sa tanh) là loại sợi tơ tằm sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa sợi dọc và sợi ngang.

Cụ thể với kỹ thuật dệt này, một sợi ngang sẽ luồn xuống dưới một sợi dọc, sau đó lại đè lên ít nhất một sợi dọc khác và cứ thế tiếp tục. Sợi ngang tiếp theo sẽ dịch qua phải ít nhất là 2 sợi dọc và lên trên một sợi. Vải dệt xong thường có bề mặt bóng láng ở mặt trên, mặt dưới thô mờ hơn.

Đặc điểm của lụa satin tơ tằm:

  • Các thớ vải vô cùng bóng mịn, nhất là khi có ánh nắng chiếu vào thì óng ánh vô cùng bắt mắt.
  • Vải mặc mát, thoáng và thấm hút mồ hôi tốt
  • Độ rủ cao
  • Vải bền, nhẹ, mỏng manh

Ngày nay, nhiều người hay bị nhầm giữa hai khái niệm lụa satin tơ tằm và lụa phi bóng. Thực chất lụa phi bóng chỉ có một lượng tơ tằm rất thấp, còn lại pha trộn nilon tổng hợp. Vải này tuy óng ả như lụa tơ tằm nhưng tính chất nilon nhiều nên khá cứng và nóng.

Vải Muslin tơ tằm

Vải Muslin tơ tằm

Vải Muslin tơ tằm được yêu thích bởi độ mỏng manh, mềm mại và độ rủ cao. Nhờ bề mặt mượt mà nên các thợ may dễ dàng tạo ra các hoa văn trên vải mà không cần can thiệp máy móc quá nhiều. Muslin nổi bật với những hoa văn bắt mắt.

Vải Crepe tơ tằm

Vải Crepe tơ tằm

Crepe là dòng vải lụa tơ tằm cao cấp có bề mặt bóng, bề mặt nổi mặt cát bởi sợi dệt được xoắn nhiều. Lụa có độ rủ đẹp hơn satin và Muslin, rất bền, ít nhăn, mỏng nhẹ và tạo cảm giác khô thoáng khi sử dụng.

Quy trình sản xuất vải lụa

Bước 1: Chăn tằm

Vào mùa xuân và mùa thu khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu là thời điểm thích hợp nhất để nuôi nằm.

Tằm cái đẻ mỗi lần khoảng 300 - 500 quả trứng. Những quả trứng này nở ra để tạo thành tằm, được ấp trong một môi trường được kiểm soát cho đến khi chúng nở thành ấu trùng (sâu bướm). Từ lúc tằm nở đến lúc có thể nhả kén kéo dài 6 tuần, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.

Những con tằm được nuôi bằng lá dâu đến hơn 6 tuần tuổi sẽ bắt đầu nhả kén

Thức ăn chính của tằm là lá sắn, thầu dầu nhưng lá dâu vẫn là nguồn chất lượng nhất vì được trồng ở vùng đất sạch, không thuốc bảo vệ, không ô nhiễm nguồn nước. Tằm ăn cả ngày và đêm, phải mất khoảng 6 tuần để phát triển kích thước của chúng (khoảng 3 inch). Lúc này, chúng sẽ bỏ ăn và bắt đầu ngóc đầu lên - đó là lúc chúng đã sẵn sàng để nhả kén.

Bước 2: Nhả kén

Được gắn vào một khung tre hoặc chiếc né làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô hình chữ nhật thông thoáng, con tằm sẽ bắt đầu quay kén tằm bằng cách xoay cơ thể của nó theo chuyển động hình số 8 khoảng 300.000 lần - một quá trình mất khoảng 3 đến 8 ngày. Mỗi con tằm chỉ tạo ra một sợi tơ dài khoảng 100 mét và được kết dính với nhau bằng một loại gel tự nhiên, gọi là sericin.

Tằm mất khoảng 8 ngày để tạo ra kén

Bước 3: Ươm tơ

Khi tằm đã nhả kén xong, chúng sẽ tự bao bọc mình bên trong các cuộn kén đó. Đây là thời điểm thích hợp để ươm tơ vì nếu để lâu, kén nở thành ngài và bắt đầu cắn phá vỏ bọc để thoát ra ngoài, khiến các tổ kén bị phá vụn.

Để ươm tơ, người ta thả kém vào nước sôi để làm mềm và hòa tan chất gel đang giữ kén lại với nhau. Đây là bước quan trọng trong quá trình sản xuất lụa để đảm bảo không ảnh hưởng đến sự liên tục của sợi tơ.

Quá trình ươm tơ

Mỗi sợi tơ sau đó được cuộn cẩn thận thành từng sợi dài riêng lẻ, sau đó được quấn trên một cuộn.

Bước 4: Quay tơ

Quay tơ bằng cỗ quay truyền thống

Bánh xe kéo sợi truyền thống là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất lụa. Mặc dù các quy trình công nghiệp có thể kéo sợi nhanh hơn, nhưng nó chỉ đơn giản là bắt chước các chức năng của bánh xe kéo sợi cổ điển.

Quá trình kéo sợi về cơ bản là cuốn các sợi đã nhuộm lên suốt chỉ, để chúng nằm phẳng và sẵn sàng cho quá trình dệt. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau từ quay tay đến quay vòng và quay con la.

Bước 5: Dệt lụa

Có nhiều cách dệt lụa khác nhau - kiểu dệt satin, kiểu dệt trơn và kiểu dệt hở là phổ biến nhất, và các thuộc tính của vải lụa như dày, mỏng, mềm hay cứng sẽ phụ thuộc vào từng kiểu dệt

Bước 6: Nhuộm

Vải tơ tằm nhuộm lên có màu sắc sống động, rõ nét

Đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện tính thẩm mỹ cho tấm lụa. Vải lụa được ngâm trong nước nóng để loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi trước khi đưa vào nhuộm.

Các làng nghề thường sử dụng vỏ cây, lá cây hoặc xay các loại củ để tạo màu sắc nhuộm tốt hơn & lành tính hơn. Ngoài ra, một số công nghệ in hoạt tính hiện đại cũng được áp dụng để làm nên những tấm lụa có họa tiết phức tạp.

Đặc tính của vải lụa tơ tằm

Cấu trúc bên ngoài

  • Mịn màng, mượt mà
  • Là loại sợi tự nhiên chắc chắn nhất, có độ bền gần bằng thép, là thành phần tạo nên áo chống tên độc
  • Kém bền trong môi trường ẩm hoặc dính nước
  • Ánh sáng có thể xuyên qua, tạo nên sự óng ánh, đẹp đẽ
  • Co giãn trung bình và kém

Cấu trúc bên trong

  • Giữ nước tốt, lên tới 11%
  • Không bền khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp hoặc khi bị sâu bọ cắn phá
  • Không tan trong mineral acid
  • Bị ố vàng bởi mồ hôi
  • Tan trong axit sunphuric
  • Hay dính bết vào da
0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Vải Lụa Tơ Tằm là gì? Cách phân biệt lụa tơ tằm thật và lụa pha

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan